Phân biệt vay tiêu dùng tín chấp và vay thế chấp
Khi cần tài chính để chi tiêu cá nhân, học tập, du lịch hay mua sắm, nhiều người thường băn khoăn giữa vay tín chấp và vay thế chấp. Vậy vay tín chấp và thế chấp khác gì nhau? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bạn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vay thế chấp và tín chấp là gì và nên chọn hình thức nào cho phù hợp. Để hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định chính xác, hãy cùng Vikki tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Vay tiêu dùng tín chấp là gì?
Vay tiêu dùng tín chấp là hình thức vay không yêu cầu tài sản đảm bảo như nhà đất, ô tô hay sổ tiết kiệm. Thay vào đó, tổ chức cho vay sẽ căn cứ vào uy tín cá nhân và khả năng thanh toán của bạn để xét duyệt khoản vay. Độ uy tín này được đánh giá thông qua việc xác minh thu nhập (thường từ sao kê lương, hợp đồng lao động), đồng thời kiểm tra lịch sử tín dụng để xem bạn có từng trả nợ đúng hạn hay phát sinh nợ xấu hay không. Đây là một giải pháp linh hoạt dành cho những ai cần tiền mặt nhanh, đặc biệt khi không có tài sản thế chấp.
Hình thức vay này có nhiều ưu điểm nổi bật như: thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh trong vài ngày, không cần tài sản thế chấp và đặc biệt phù hợp với các nhu cầu tiêu dùng cá nhân quy mô nhỏ như mua sắm, học tập, du lịch hoặc chi phí sinh hoạt đột xuất. Tuy nhiên, hạn mức vay sẽ không quá cao, thường dưới 500 triệu Đồng.
Điều kiện vay tín chấp
Để được vay tiêu dùng tín chấp, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện:
- Là công dân Việt Nam từ 20 đến 70 tuổi
- Có thu nhập ổn định (tùy theo chính sách ngân hàng và tùy thời điểm).
- Có hợp đồng lao động, sao kê lương, giấy tờ tùy thân hợp lệ
- Không có nợ xấu tại thời điểm vay
Vay tín chấp và thế chấp khác gì nhau? Vay tín chấp thường có thủ tục đơn giản hơn nhưng hạn mức vay sẽ thấp hơn.
2. Vay tiêu dùng thế chấp là gì?
Nếu bạn đang chưa rõ vay tín chấp và thế chấp khác gì nhau thì câu trả lời là vay tiêu dùng thế chấp yêu cầu người vay phải có tài sản đảm bảo như sổ đỏ, ô tô, nhà ở, sổ tiết kiệm hoặc các loại giấy tờ có giá trị pháp lý. Tài sản thế chấp này sẽ được ngân hàng hoặc tổ chức tài chính giữ giấy tờ hoặc đăng ký quyền sử dụng trong suốt thời gian vay, và chỉ hoàn trả lại khi bạn thanh toán hết khoản vay theo hợp đồng.
Hình thức vay thế chấp phù hợp với những khách hàng có nhu cầu vay số tiền lớn, thời gian trả góp dài và có tài sản hợp pháp để đảm bảo. So với vay tín chấp, vay thế chấp có lãi suất ưu đãi hơn và hạn mức cao hơn, thậm chí lên đến vài tỷ đồng. Đồng thời, thời gian vay được kéo dài hơn, có thể lên đến 35 năm (tuỳ ngân hàng và tài sản thế chấp). Tuy nhiên, đi kèm với đó là thủ tục hồ sơ phức tạp hơn, thời gian xét duyệt lâu hơn do cần định giá tài sản, kiểm tra pháp lý và xác minh mục đích vay vốn.
Điều kiện vay thế chấp
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 18/VBHN-NHNN về điều kiện vay vốn ngân hàng, khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi, người vay không được bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, minh bạch.
- Có phương án sử dụng vốn khả thi, phù hợp với năng lực tài chính và mục tiêu vay.
- Có khả năng tài chính để trả nợ, được chứng minh qua thu nhập ổn định, tài sản hiện có hoặc các nguồn thu khác.
Bên cạnh các điều kiện pháp lý chung, mỗi ngân hàng có thể áp dụng thêm các tiêu chí riêng để thẩm định khoản vay. Một số điều kiện thường gặp bao gồm:
- Có tài sản đảm bảo hợp pháp và có giá trị, được ngân hàng chấp nhận định giá.
- Mục đích vay thế chấp phải hợp pháp và phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng tại từng thời điểm.
Bạn có thể vay thế chấp mua ô tô tại nhiều ngân hàng.
3. So sánh vay tín chấp và thế chấp
Dưới đây là bảng so sánh vay tín chấp và thế chấp giúp bạn hình dung rõ hơn sự khác biệt:
Tiêu chí | Vay tín chấp | Vay thế chấp |
Tài sản đảm bảo | Không cần | Bắt buộc phải có |
Hạn mức vay | Thường dưới 500 triệu đồng | Có thể lên đến vài tỷ đồng (tuỳ tài sản thế chấp) |
Lãi suất | Cao hơn
Tuỳ theo ngân hàng, có thể dao động từ 12.9% – 28%/năm(*). Ngoài ra khi vay tín chấp, người vay có thể phải trả thêm một số khoản phí phát sinh như: Phí xét duyệt hồ sơ, phí cho phép tất toán trước hạn, lãi trả chậm… |
Thấp hơn
Tuỳ theo ngân hàng, lãi suất vay thế chấp có thể dao động trong khoảng 10 – 12%/năm |
Thời gian vay | Ngắn hạn (12–60 tháng) | Dài hạn (5 – 35 năm) |
Thủ tục | Đơn giản, xét duyệt nhanh | Phức tạp hơn, cần định giá tài sản |
Mục đích vay | Tiêu dùng cá nhân, chi tiêu hàng ngày, du lịch,… | Mua nhà, sửa nhà, mua ô tô, kinh doanh, đầu tư,… |
Rủi ro tài sản | Không | Có thể mất tài sản nếu không trả nợ |
Tại một số ngân hàng, khi làm thủ tục vay thế chấp để mua nhà, thời hạn vay có thể lên đến 35 năm (tuỳ ngân hàng).
4. Nên chọn vay tín chấp hay vay thế chấp?
Qua những phân tích về vay thế chấp và tín chấp là gì và so sánh vay tín chấp và thế chấp bên trên, có thể thấy, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của bạn, sẽ có những lựa chọn khác nhau. Hiểu rõ thế chấp và tín chấp là gì, cũng như điểm khác biệt giữa hai hình thức sẽ giúp bạn có quyết định tài chính sáng suốt.
- Nếu bạn cần khoản vay nhỏ, cần tiền gấp và không có tài sản đảm bảo thì vay tín chấp là lựa chọn phù hợp.
- Nếu bạn có tài sản đảm bảo, muốn vay số tiền lớn, thời hạn dài với lãi suất ưu đãi, có thể chọn vay thế chấp.
Hiểu rõ thế chấp và tín chấp là gì, cũng như điểm khác biệt giữa hai hình thức sẽ giúp bạn có quyết định tài chính sáng suốt
5. Kinh nghiệm vay tín chấp và vay thế chấp ngân hàng
Để tăng cơ hội được duyệt vay và tận dụng tối đa các lợi ích từ khoản vay, người vay nên chuẩn bị kỹ lưỡng cả về hồ sơ lẫn năng lực tài chính cá nhân. Dưới đây là một số kinh nghiệm quan trọng cần ghi nhớ khi vay tín chấp hoặc vay thế chấp:
- Giữ lịch sử tín dụng tốt: Các ngân hàng ưu tiên khách hàng có lịch sử tín dụng tích cực vì đây là dấu hiệu thể hiện uy tín và khả năng trả nợ đúng hạn. Hãy thanh toán đúng kỳ hạn các khoản vay, sử dụng thẻ tín dụng hợp lý và tránh nợ xấu. Lịch sử tín dụng tốt giúp bạn dễ được duyệt vay, nhận lãi suất ưu đãi và hạn mức cao hơn.
- Chọn ngân hàng uy tín và phù hợp: Mỗi ngân hàng có chính sách lãi suất, thời hạn và quy trình vay khác nhau. Hãy ưu tiên những ngân hàng có lãi suất cạnh tranh, thủ tục rõ ràng và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Đồng thời, đừng quên kiểm tra điều kiện vay, lãi suất và uy tín của tổ chức tín dụng trước khi ký hợp đồng.
Đừng quên kiểm tra điều kiện vay, lãi suất và uy tín của tổ chức cho vay trước khi ký hợp đồng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ vay tín chấp và vay thế chấp khác gì nhau, cũng như nắm được điều kiện, thủ tục và ưu – nhược điểm của từng hình thức vay. Việc lựa chọn đúng loại hình vay không chỉ giúp bạn tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, mà còn đảm bảo an toàn tài chính và phù hợp với khả năng chi trả trong dài hạn. Chúc bạn đưa ra được lựa chọn thông minh và phù hợp nhất với nhu cầu tài chính của mình.